Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Quyền công dân trong nhà nước thời hậu hiện đại

Mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân, công dân là chủ đề bao phủ hầu khắp các lĩnh vực chính trị, xã hội hay pháp luật. “Lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý là lịch sử đấu tranh giữa các quan niệm tiến bộ với các quan niệm bảo thủ, lạc hậu trong việc xác định mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân” (2; 198)[1]. Dù có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng cơ bản nhất, mối quan hệ Nhà nước – công dân được phản ánh thông qua khái niệm “quyền công dân” (la citoyenneté – tiếng Pháp; citizenship – tiếng Anh). Quyền công dân là khái niệm gốc: từ đây sẽ nảy sinh các khái niệm nền tảng của nền chính trị như: dân chủ; nhà nước pháp quyền, công lý.v.v. Mỗi đổi thay của khái niệm quyền công dân, phản ánh những bước chuyển của xã hội ở từng thời kỳ lịch sử. Và ẩn chứa sau nội dung quyền công dân có thể nhìn thấy hướng vận động của một quốc gia hay xu hướng của thế giới. Bài viết sau đây lược dịch từ tác phẩm của học giả Jacques Chevallier (Giáo sư Đại học Pantheon – Assas, Paris 2) trong đó khái niệm quyền công dân được xem xét từ góc độ thời gian (từ nhà nước cổ xưa đến xã hội hậu hiện đại); và góc độ không gian (từ quốc gia đến quốc tế); từ lĩnh vực chính trị đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét