Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Phát triển nguồn tài nguyên thông tin số trong các thư viện Việt Nam

Thư viện ngày nay đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong bối cảnh xã hội thông tin không ngừng thay đổi. Song hành với việc đảm bảo duy trì cung cấp các dịch vụ thông tin truyền thông, các thư viện cần chú trọng đẩy mạnh hơn nữa quá trình tạo lập các bộ sưu tập số, phát triển các nguồn tài nguyên thông tin số....
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23640

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Pháp luật về lao động chưa thành niên ở Việt Nam

Khái quát chung về lao động chưa thành niên và sự cần thiết phải có những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên. Chế độ pháp lý hiện hành về lao động chưa thành niên và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam. Một số phương hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả pháp luật về lao động chưa thành niên ở Việt Nam.

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/50738

Nghĩ về một thái độ đối với các nhân vật lịch sử

Nhân vật lịch sử thường được hiểu là những đã người sống trong quá khứ từng có tham gia nhiều ít và về mặt này mặt khác trong quá trình diễn tiến của lịch sử, không phân biệt hoàn cảnh xuất thân hay lý lịch tốt xấu (“trung/ nghịch, chánh/ ngụy”, “yêu nước/ phản quốc”, “tiến bộ/ lạc hậu”, “cách mạng/ phản động”…). Nhân vật lịch sử vì thế không nhất thiết phải là danh nhân, đều là con người nên có mặt tốt mặt xấu, có những lúc yếu mềm lầm lỗi, nhưng tất cả đều có vai trò riêng trong một bối cảnh lịch sử nhất định. 
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/58131

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Nhã ngữ - những ứng xử văn hóa

Khái niệm về nhã ngữ, từ góc độ ngôn ngữ học, ngữ dụng học. Khảo sát nhã ngữ trong tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/56366

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Lý Thường Kiệt: lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý



Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý là một trong những trước tác quan trọng nhất của học giả Hoàng Xuân Hãn (1908-1996). Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc các phần nội dung: võ công của Lý Thường Kiệt trong công cuộc bình Chiêm, phá Tống cũng như công lao to lớn của ông đối với Phật giáo. Qua những khảo cứu văn bia, cổ sử (Việt Nam, Trung Quốc); qua 15 chương sách học giả Hoàng Xuân Hãn đã vẽ lại chân dung và công trạng của Lý Thường Kiệt khá rõ nét: gốc tích; vào cấm đình; thành hoạn quan; kinh phỏng vùng Thanh Hóa, Nghệ An để dẹp loạn và làm yên dân; đánh Chiêm Thành ở trận Nhật Lệ, trận Tu Mao mà ông là đại tướng quân tiên phong; cầm quyền bính (1072, Lý Thánh Tông mất); bang giao Lý – Tống; đánh vào sâu trong đất Tống rồi rút quân trở về phòng thủ ở Nam thùy; kháng cự cuộc tiến công của đại quân Tống, buộc Tống phải lui quân; điều đình với Tống đòi đất đã mất; ra coi đất Thanh Hóa, trị vì yên dân, có công với đạo Phật; về kinh; đi đánh Chiêm lần nữa; qua đời năm Ất Dậu (1105), thọ 86 tuổi (bia Nhữ Bá Sĩ chép 87).
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21980

Tiếp cận đa chiều về quản lí hoạt động đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Theo tiếp cận đa chiều về đảm bảo chất lượng giáo dục, bài báo này khảo sát, đánh giá công tác quản lí đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội một cách toàn diện (đa tham số) và khách quan (đa phương pháp, đa nguồn). Trong đó, đánh giá của cán bộ được thực hiện qua 8 nhân tố với 48 tiêu chí bao gồm: mục tiêu và kế hoạch đào tạo; quản lí (QL) chương trình đào tạo; tuyển sinh; tổ chức thực hiện đào tạo; QL hoạt động giảng dạy của giảng viên; QL hoạt động học tập của sinh viên; QL đội ngũ cán bộ quản lí, nhân viên hỗ trợ hoạt động đào tạo; QLmôi trường học tập, cơ sở vật chất và trang thiết bị. Đánh giá của sinh viên được thể hiện qua 4 nhân tố: nội dung chương trình đào tạo; hoạt động giảng dạy; hoạt động đào tạo; môi trường, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Các kết quả nghiên cứu đã được củng cố, khẳng định qua so sánh với kết quả đánh giá kiểm định điều kiện đảm bảo chất lượng của các chuyên gia mạng lưới các đại học ASEAN. Tám khuyến nghị được đưa ra để tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Những tiền đề văn hóa xã hội của Du ký Việt Nam hiện đại

Văn hóa xã hội Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ do quá trình tiếp xúc Đông Tây. Sự tiếp xúc này tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của nước ta, thay đổi quan niệm và nhận thức của người Việt về nhiều lĩnh vực. Việc xuất hiện chữ quốc ngữ là một trong những điều kiện đa chiều cho sự phát triển của văn học nói chung, văn du ký nói riêng, thậm chí cả sự “phát triển” của người viết và người đọc cũng tăng lên đáng kể. Về văn hóa, do ảnh hưởng của quan niệm về con người cá nhân của Tây phương, trong văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX hình thành một cảm hứng lãng mạn khẳng định con người cá nhân, cảm hứng ra đi, tách khỏi không gian cộng đồng, xê dịch, giang hồ. Một số yếu tố khác là điều kiện đủ đóng vai trò quan trọng cho việc đi và viết là các phương tiện hỗ trợ như: đường giao thông phát triển, phương tiện giao thông thuận tiện, việc in ấn, xuất bản nhanh chóng kịp thời…

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam : Luận án TS. Kinh tế: 62 31 01 01


Luận án đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh để đánh giá tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam trên các khía cạnh: (i) Đánh giá về các nhân tố ảnh  hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khu vực dân cư ở Việt Nam (ii) Đánh giá được tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư theo lát cắt của hai nhóm phương tiện thanh toán điển hình là: Thanh toán thẻ và Thanh toán điện tử.


http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/43595