Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới nhìn từ góc độ văn hóa : Luận văn ThS. Văn học

Diện mạo của một nền văn học dân tộc trước hết là sự góp mặt của những tên tuổi lớn. Trong văn học đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là một nhà văn có vai trò không nhỏ trong hành trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Sự nổi tiếng của ông là một điều không phải bàn cãi. Gần 50 năm hoạt động sáng tạo chi chút như con ong làm mật, từ truyện ngắn đầu tiên đến nay ông đã có một vốn liếng khá lớn về tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó có những tác phẩm đóng dấu trong lòng bạn đọc . 



Có thể nói, dù viết truyện ngắn từ những năm 1960 nhưng phải đến những năm tám mươi của thế kỉ trước, Ma Văn Kháng mới thật sự thành công về sáng tác truyện ngắn, đặc biệt là từ sau năm 1986.Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chủ yếu lấy truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1986 để làm đối tượng và phạm vi nghiên cứu, trong đó sẽ giải quyết vấn đề lớn sau đây: 
Thiên nhiên, con người và nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới được thể hiện từ chiều sâu kiến thức, vốn sống, tài năng của Ma Văn Kháng( tầm vóc văn hoá của nhà văn).Ba vấn đề này sẽ được soi chiếu từ các góc nhìn văn hoá chứ không phải phân tích thi pháp thông thường. Với hàng chục tập truyện ngắn thời kì đổi mới của Ma Văn Kháng, chúng tôi chỉ chọn những truyện hay tiêu biểu trong các tập :Heo May gió lộng, Đầm sen, Ngày hội phố phường, Trăng soi sân nhỏ, Vòng quay cổ điển, Trốn nợ, và đặc biệt là tập Truyện ngắn Ma Văn Kháng của nhà xuất bản hội nhà văn năm 2008

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét