Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Tranh chấp Biển Đông và các phương thức giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trong Luật Quốc tế hiện đại

Bài viết tập trung phân tích các vấn đề chính như sau: Về vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền đối với biển và hải đảo, bài viết đã nêu ra các loại hình tranh chấp về chủ quyền đối với biển và hải đảo chủ yếu hiện nay, đặc biệt là tại Biển Đông: tranh chấp về phân định biển, tranh chấp đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; tranh chấp phát sinh từ các hoạt động khai thác và sử dụng biển và tranh chấp liên quan tới tham vọng “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc


Đồng thời, bài viết cũng đề cập đến cơ sở pháp lý trong luật pháp quốc tế áp dụng cho giải quyết các tranh chấp về biển và hải đảo, như là: các điều ước quốc tế song phương và đa phương, tập quán quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, án lệ; các học thuyết, ý kiến, quan điểm của các nhà luật học nổi tiếng, nghị quyết của các tổ chức quốc tế, pháp luật quốc gia. Một nội dung quan trọng khác của bài viết là nhằm chỉ ra các phương thức được sử dụng chủ yếu nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển và hải đảo: đàm phán; trung gian và hòa giải; tòa án và trọng tài và nêu bật tính chất ưu việt của các phương thức này trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay. Từ khóa: Luật quốc tế, đường lưỡi bò, tranh chấp Biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét