Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Đặc điểm các tộc người ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước

Tộc người là một trong những mối quan tâm lớn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách, các đảng chính trị, các nhà nước và các nhà khoa học. Sự bùng nổ vấn đề tộc người trong lịch sử thường kéo theo những làn sóng ý thức tộc người, sự trỗi dậy của chủ nghĩa tộc người do sự khác nhau về lối sống, tâm lý, tập quán, trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Nó đòi hỏi bất cứ một đảng chính trị, một nhà nước nào trong quốc gia đa tộc người, nếu không xuất phát từ tình hình, đặc điểm của tộc người thì cũng không có khả năng giải quyết được những vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ giữa các tộc người. Do vậy, trong một quốc gia đa tộc người, đặc điểm tộc người như là một thước đo làm căn cứ để xây dựng và thực hiện những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.



         Ở Việt Nam, ngay từ thời phong kiến, cha ông ta đặt vấn đề tộc người như một nhiệm vụ then chốt trong hoạt động của quốc gia đa tộc người, giải quyết quan hệ tộc người luôn gắn liền với các điều kiện cụ thể, không thoát ly đặc điểm tộc người. Đây là một vấn đề có ý nghĩa thời sự và thực tiễn cho tới hôm nay.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng tộc người. Việc nghiên cứu tình hình thực tiễn đời sống các tộc người, rút ra những đặc điểm tộc người là một trong những nhiệm vụ cần thiết đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan làm công tác dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét