Ở phạm vi quốc gia, giáo dục nhân quyền cũng đã trở thành một phần trong chương trình giáo dục của nhiều nước, tuy có sự khác nhau về phạm vi, mức độ và cách thức tổ chức hoạt động.
Trên thực tế, giáo dục nhân quyền, xét ở góc độ nhất định, từ lâu đã được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, dưới hình thức giáo dục đạo đức công dân. Kể từ khi Đổi mới đến nay, hoạt động giáo dục nhân quyền đã được tăng cường thêm một bước, xét cả về nội dung và phạm vi tổ chức. Mặc dù vậy, tương tự như nghiên cứu khoa học về nhân quyền, nhìn chung hoạt động giáo dục nhân quyền ở Việt Nam vẫn còn có nhiều tồn tại, hạn chế.
Bài viết làm sáng tỏ lý luận về hoạt động giáo dục nhân quyền; Khái quát những thành tựu trong hoạt động giáo dục nhân quyền của Liên Hợp Quốc cùng với việc thống kế các văn kiện pháp lý quốc tế, văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam và đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam làm cơ sở pháp lý cho hoạt động giáo dục nhân quyền trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; Chỉ ra sự thiết yếu của nội dung giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam, thực trạng của hoạt động giáo dục nhân quyền trong các trường đại học ở Việt Nam trong thời gian qua, những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn đọng và đánh giá nguyên nhân của những hạn chế. Tìm ra phương hướng, biện pháp khắc phục từ đó đề xuất một số hướng hoàn thiện, khắc phục, góp phần làm cho hoạt động này diễn ra một cách khoa học, hiệu quả, nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục nhân quyền trong nền giáo dục Việt Nam nói chung, trong bậc giáo dục đại học ở Việt Nam nói riêng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét