Luận án lần đầu tiên nghiên cứu vấn đề thiết chế chính trị trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam thời trung đại. Qua đó phân tích và lý giải có căn cứ mối quan hệ và tác động qua lại giữa bối cảnh lịch sử, nền tảng kinh tế - xã hội với mô hình tổ chức nhà nước trung ương tập quyền.
- Nghiên cứu sự vận động và biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước, chỉ rõ những thành quả và hạn chế, những nguyên nhân thịnh suy, thành bại đã đưa tới một cái nhìn tổng quát, những phát hiện và nhận thức khoa học mới và từ đó, rút ra được những bài học lịch sử mang ý nghĩa thực tiễn.
- Trao đổi, thảo luận và góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề khoa học được đặt ra lâu nay: Sự tồn tại của thiết chế trung ương tập quyền dưới thời Lý, chủ trương “thân dân” thời Lý - Trần, xu hướng “quan liêu” thời Lê Sơ, tính chất luật pháp Việt Nam trước thế kỷ XV, đặc trưng của mô hình nhà nước tập quyền ở Việt Nam...
- Luận án đã chỉ rõ sự biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam thế kỷ X-XIX là kết quả của quá trình phát triển tự thân, là sản phẩm và nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn lịch sử, đồng thời chịu ảnh hưởng và tác động của những yếu tố bên ngoài. Trong số các yếu tố bên ngoài, ảnh hưởng từ mô hình chính trị Trung Hoa là thường xuyên và mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, có một thực tế là mô hình nào càng giống bên ngoài, ít sức sống nội sinh, mô hình ấy càng kém bền vững.
- Trên cơ sở nghiên cứu mô hình tổ chức nhà nước tập quyền ở Việt Nam thời trung đại Luận án rút ra nhiều giá trị và bài học kinh nghiệm cho hiện tại. Đó là những bài học về tăng cường cơ chế giám sát và điều tiết quyền lực, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và xây dựng ý thức công dân, về bệ đỡ tư tưởng…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét