Mùa
thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đặt tên cho
kinh đô mới là Thăng Long. Từ đó Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế- chính
trị và văn hóa của cả nước. Lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội cho thấy
những nét đặc trưng của kinh đô - đô thị Việt Nam nói riêng và phương Đông nói
chung.
Đến đầu thế kỷ XX,
dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa của Pháp, Hà Nội từ một
thành thị phong kiến trung đại ngày càng mang dáng dấp một đô thị hiện đại,
trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, là “thủ đô của Bắc Kỳ” và đặc biệt,
với việc đặt Phủ Toàn quyền ở Hà Nội, Hà Nội đã thực sự trở thành “Thủ đô của
Liên bang Đông Dương”.
Vì vậy, người Hà Nội,
phụ nữ Hà Nội không chỉ mang đầy đủ những đặc tính cơ bản của người Việt Nam
nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng mà còn thể hiện rõ những dấu ấn lịch
sử, văn hóa do vị thế trung tâm văn hóa, chính trị của Thăng Long - Hà Nội mang
lại, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp mọi biến động của thời cuộc. Bài viết
này của chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu quá trình đi từ truyền thống đến cách
tân của phụ nữ Hà Nội trong những năm nửa đầu thế kỷ XX.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét