Trên
cơ sở trình bày những ghi chép ít ỏi còn lại về tư tưởng và học thuật của Hồ
Quý Ly, phân tích những đánh giá của các nhà Nho cũng như của các học giả hiện
đại về ông, trong bài viết này, tác giả đã luận giải để góp phần làm rõ thêm tư
tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly. Theo tác giả, động cơ của Hồ Quý Ly khi thảo luận
về Nho giáo mang sắc thái chính trị trực tiếp và đậm nét. Việc Hồ Quý Ly phê
phán Tống Nho xuất phát từ nhu cầu đem tư tưởng hậu thuẫn cho hoạt động chính
trị và cải cách. Điều đó khẳng định tinh thần trọng thực tiễn, trọng hoạt động
kinh tế hơn công phu tu dưỡng đạo đức của ông.
Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017
Phát triển du lịch văn hóa tại các làng cổ Bắc Bộ ( Nghiên cứu làng cổ Đường Lâm, làng cổ Bát Tràng)
Đề tài khoa học này giới thiệu các giá trị vật
chất và giá trị tinh thần của các làng cổ Bắc Bộ cũng như các tiềm năng để phát triển
du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích thực trạng hoạt động du
lịch và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động du lịch tại các làng cổ Bát
Tràng và làng cổ Đường Lâm.
Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017
Niệm Phật ta có được gì?
Không phải tất cả hành giả niệm Phật đều có chí nguyện vãng sanh. Có một
số người niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng một số khác lại niệm Phật cầu phước
báo, niệm Phật để cho tâm bình an, niệm Phật để thiết lập chánh niệm...
"Thầy dạy con nên thường niệm:
Nam mô A Di Đà Phật!
Khi niệm con phải nhất tâm
Cho đời thoát cơn mê lầm
Lòng thành con luôn thường niệm
Nam mô A Di Đà Phật!
Dù trong lúc đang làm gì
Nam mô A Di Đà Phật!
Lời thầy ghi nhớ trong đời
Niệm Phật cho ta thảnh thơi
Niệm Phật thân tâm rạng ngời
Niêm Phật ta có được gì
Niệm Phật cho ta lối đi
Niệm Phật tâm thêm từ bi…".
Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017
Lý thuyết phân quyền: Giá trị tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay : Luận án TS. Khoa học chính trị
Hệ
thống hóa các nội dung cơ bản của lý thuyết phân quyền và xác định những giá
trị lý luận, thực tiễn của lý thuyết phân quyền trong thực tiễn chính trị
nhân loại.
Đề xuất một số giải pháp trên cơ sở tham khảo những giá trị hợp lý của
lý thuyết phân quyền trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở nước ta hiện nay.
Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017
Quan hệ thầy trò theo tinh thần kinh kế thừa chính pháp
- Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng
- Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy, hóa hiện đường mây.
Quan hệ Thầy và Trò, đó là mối quan hệ thiêng liêng và cao cả; là hình ảnh sáng ngời, tuyệt vời giữa càn khôn sinh diệt. Không thể có một tác nhân nào, một điều kiện gì có thể chia cắt, hay tách biệt mối quan hệ ấy. Xưa cũng như nay, tình cảm cao quý này luôn luôn được tôn kính, được trân trọng, giữ gìn. Cho nên, Cổ đức có dạy: “Tôn Sư trọng Đạo” là vì vậy.
Quan hệ này, nói ra rất rộng, nó có mặt khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ đời sống vật chất cho đến đời sống tinh thần.
Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017
Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017
Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017
Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định 1932-1945 : Luận án TS. Văn học
Khái quát sự hình thành nhóm thơ Bình Định từ những tiền đề lịch sử xã hội, văn hoá và mỹ học đầu thế kỷ XX dẫn đến sự xuất hiện nhóm thơ Bình Định; quá trình hình thành và phát triển của nhóm thơ Bình Định dẫn đến sự nảy sinh Trường thơ Loạn"
Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017
Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017
Logic học Phật giáo
Logic học Phật giáo (còn có tên gọi theo âm Hán - Việt là Nhân minh học Phật giáo, 因明學佛教) là một nội dung lớn trong hệ thống triết học Phật giáo. Logic học Phật giáo vừa có sự phát triển nội tại do nhu cầu truyền giáo có phương pháp, vừa có sự kế thừa những phương pháp lập luận sẵn có của Ấn Độ cổ đại. Những phương pháp lập luận ấy vốn là tinh hoa của triết học Ấn Độ, đến Phật giáo nó lại được "chưng cất" một lần nữa để rồi có sức lan tỏa khắp lục địa châu Á. Logic học Phật giáo cũng là một trong những phương pháp tư duy logic của người phương Đông.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53909
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53909
Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017
Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017
Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017
Curriculum development in language teaching
Agendas for Second Language Literacy by Sandra Lee McKay Reflective Teaching in Second Language Classrooms by Jack C. Richards and Charles Lockhart Educating Second Language Children: The whole child, the whole curriculum, the whole community edited by Fred Genesee Understanding Communication in Second Language Classrooms by Karen E. Johnson The Self-directed Teacher: Managing the learning process by David Nunan and Clarice Lamb Functional English Grammar: An introduction for second language teachers by Graham Lock Teachers as Course Developers edited by Kathleen Graves Classroom-based Evaluation in Second Language Education by Fred Genesee and John A. Upshur From Reader to Reading Teacher: Issues and strategies for second language classrooms by Jo Ann Aebers old and Mary Lee Field Extensive Reading in the Second Language Classroom by Richard R. Day and Julian Bamford Language Teaching Awareness: A guide to exploring beliefs and practices by Jerry G. Gebhard and Robert Oprandy Vocabulary in Language Teaching by Norbert Schmitt Curriculum Development in Language Teaching by Jack C. Richards
Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017
Thơ đã từ miền đất thiêng về với đời thường
Thơ là một thể loại văn học xuất hiện sớm gắn với nhu cầu tự biểu hiện mình, bộc lộ cảm xúc trước
thiên nhiên tạo vật và cuộc sống con người. Trong ngọn nguồn từ thời nguyên thủy, những
câu hò của
người kéo gỗ
trên sông, câu
ca của người chài
lưới, lời phù chú của các thầy phù thủy đều là mầm mống ban đầu của thi ca. Nhưng tự nó trong
đời sống đã có sự phân loại, những lời
ca dân giã bình dân vẫn theo dòng chảy của nó và những lời cầu nguyện mang tính chất linh thiêng trong địa hạt tâm linh trở thành và được xem như những giá trị tinh thần cao đẹp của
con người.
Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017
Một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả trong bối cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Trong bài viết tác giả đề cập tới sự phát triển của khái niệm hàng giả trong pháp luật Việt Nam, phân tích về khái niệm hàng giả theo pháp luật hiện hành, chỉ ra sự khác biệt và mối tương quan giữa một số khái niệm hàng giả như: Hàng giả về nội dung và hàng giả về hình thức; Hàng giả thông thường và hàng giả gây hại cho sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng. Tác giả cũng chú trọng đến việc phân tích mối tương quan giữa hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra những bất cập trong pháp luật hiện hành về xác định căn cứ áp dụng pháp luật nhằm xử lý các hành vi làm hàng giả khác nhau và chỉ ra sự cần thiết phải hoàn thiện khái niệm hàng giả trong pháp luật Việt Nam.
Ba viên ngọc quý
Trong thế giới vật lý, ngọc quý là vật do thiên nhiên tạo hóa, hiếm có,
và vì thế có giá trị ở mặt đồng tiền, thẩm mỹ và quý hiếm. Song, những việc
thuộc thế giới vật lý dù có giá trị đến đâu cũng có giới hạn của chúng ở trong
vòng tương đối.
Hơn thế nữa, ngọc quý cũng chẳng khác gì là đất
đá vô tri, chúng không hề tự cho chúng có giá trị gì và tác hại gì cho nhân loại,
chẳng qua là tâm hư vọng của con người dựng lập cho những viên ngọc ấy có giá
trị khác nhau theo một hệ thống nào đó mà thôi. Một khi tâm con người đã kiến lập
những khái niệm về giá trị của những viên ngọc ấy thì những tâm tham, sân, si lần
lượt trỗi dậy.
Cũng chính vì thế mà có sự tranh dành cướp đoạt lẫn nhau,
mang đến những chết chóc, hận thù, khổ đau cho mình và người. Vậy thử hỏi những
viên ngọc quý ấy có giá trị đích thật chung cùng gì cho mình, người, và toàn thể
nhân loại? Chưa kể là người và vật đều bị chi phối bởi vô thường, khổ, vô ngã.
Không có gì sinh mà không diệt, ngọc quý dù có giá trị đến đâu cũng có ngày hủy
diệt, người có sống lâu đến đâu cũng có ngày chết mất, một khi bị hủy diệt và
chết đi thì chẳng có gì đem theo được. Vậy khổ tâm lãng phí cả một đời tìm kiếm
đua tranh những viên ngọc quý vô tri vô giác bên ngoài ấy để làm gì? Và chẳng
phải đó là sự minh chứng rõ ràng về nguồn gốc của sự khổ đau là ở tại lòng mình
tạo ra tất cả đó hay sao?
Khi khởi tâm dựng lập một điều gì thì con người chúng ta đã bị
giam cầm trong tâm tham, sân, và si của chính mình, cũng như chôn vùi viên ngọc
quý bên trong lòng đất tâm sâu thẳm của chính mình rồi vậy. Một khi đã chạy
theo ngọc giả tức thì đánh mất ngọc thật. Mỗi người ai cũng có viên ngọc quý
nơi mình. Viên ngọc quý này được Kinh Phật ẩn dụ cho Tự Tính Giác hay Tâm Thanh
Tịnh Bản Nhiên nơi mỗi người, xưa nay nó không sinh không diệt, không nhơ không
sạch, không thêm không bớt. Viên ngọc này được Kinh Pháp Hoa đề cập đến trong
câu chuyện người ăn mày có viên ngọc quý trong túi áo mà không biết, phải chịu
kiếp lang thang nghèo nàng nay đây may đó. Ngọc quý ấy ở đâu? Tại sao ta không
thấy nó? Thế nào là giá trị của viên ngọc quý ấy? Tại sao nhận được viên ngọc
quý ấy thì hết kiếp cùng khổ? Chính mình cần phải nghiền ngẫm khám phá mới được.
Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017
Vai trò của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo
Nghèo đói là một phạm trù lịch sử xuất hiện
và tồn tại song song với loài người từ khi xã hội loài người đạt đến trình độ
phát triển nhất định của lực lượng sản xuất tạo ra những sản phẩm thặng dư, sự
nảy sinh sự bất bình đẳng trong chiếm hữu tư liệu sản xuất dẫn đến sự phân hóa
thành những tầng lớp khác nhau. Trong lịch sử loài người, nghèo đói là vấn đề lớn
mà chưa nước nào giải quyết triệt để. Xóa đói giảm nghèo là cuộc đấu tranh gay
go phức tạp để thực hiện thành công cần thực hiện các chính sách tăng trưởng
kinh tế đi đôi với công bằng xã hội. Xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chính
đáng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017
Suy ngẫm về chế độ khoa cử Trung Hoa nhân đọc Nho lâm Ngoại sử
Tự sự Nho lâm Ngoại sử dồn người đọc đi đến chỗ nhận ra thực chất mối quan hệ giữa thế quyền và đạo thống - một mối quan hệ biểu hiện tập trung ra trên con người giai tầng sĩ nhân, hạng mà khoa cử đã biến thành động-vật-đi-thi. Chưa có tác phẩm nào trong kho tàng văn học Trung Hoa lại diễn tả chân xác đến thế cuộc gian díu giằng co giữa Đạo và Thế cùng bi kịch thân phận sĩ nhân - kẻ sa chân giữa bãi lầy thi cử, mắc kẹt giữa giằng co đó. Phân tích nội hàm văn hóa cuốn tiểu thuyết này chính là một sự chuẩn bị cho việc nhìn nhận trở lại mối quan hệ văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam - một nước theo dùng Tống Nho và vận dụng khoa cử Trung Hoa trong hàng trăm năm.
PHỤ NỮ HÀ NỘI: TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN TRONG NHỮNG NĂM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Mùa
thu năm 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đặt tên cho
kinh đô mới là Thăng Long. Từ đó Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế- chính
trị và văn hóa của cả nước. Lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội cho thấy
những nét đặc trưng của kinh đô - đô thị Việt Nam nói riêng và phương Đông nói
chung.
Đến đầu thế kỷ XX,
dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa của Pháp, Hà Nội từ một
thành thị phong kiến trung đại ngày càng mang dáng dấp một đô thị hiện đại,
trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, là “thủ đô của Bắc Kỳ” và đặc biệt,
với việc đặt Phủ Toàn quyền ở Hà Nội, Hà Nội đã thực sự trở thành “Thủ đô của
Liên bang Đông Dương”.
Vì vậy, người Hà Nội,
phụ nữ Hà Nội không chỉ mang đầy đủ những đặc tính cơ bản của người Việt Nam
nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng mà còn thể hiện rõ những dấu ấn lịch
sử, văn hóa do vị thế trung tâm văn hóa, chính trị của Thăng Long - Hà Nội mang
lại, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp mọi biến động của thời cuộc. Bài viết
này của chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu quá trình đi từ truyền thống đến cách
tân của phụ nữ Hà Nội trong những năm nửa đầu thế kỷ XX.
THỊ TRƯỜNG HÔN NHÂN QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HOÁ, CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài Thực trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc (Nghiên cứu trường hợp xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ - Tp. Hải Phòng). Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, nghiên cứu này kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính. Với mẫu khảo sát 150 cha/mẹ trong những gia đình ở xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ, Tp. Hải Phòng có con lấy chồng Hàn Quốc, cùng với 15 phỏng vấn sâu (bao gồm cha/mẹ cô dâu, cán bộ lãnh đạo thôn, xã; người dân; cô dâu đã kết hôn đang chờ xuất cảnh, cô dâu từ Hàn Quốc về thăm gia đình). Nghiên cứu này được thực hiện tháng 8 năm 2009, sau đó chúng tôi trở lại phỏng vấn sâu thêm một vài trường hợp phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, cùng với gia đình có con lấy chồng nước ngoài.
DI SẢN THỜ CÚNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Thờ
cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn kính đối
với người đã chết và nhằm giáo dục cho thế hệ sau nhớ công ơn thế hệ trước. Vì
vậy, Nhà nước luôn tôn trọng và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp đó bằng cách
cho phép cá nhân dành một phần tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng. Tuy
nhiên, do sự phát triển nhanh của xã hội nên đất “hương hỏa” ngày càng có giá
trị, cộng với sự tác động của lợi ích kinh tế đã khiến không ít người có trách
nhiệm thờ cúng không những không làm tròn nghĩa vụ của mình mà còn có hành vi
chiếm đoạt. Mặc khác, do quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ
cúng chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến tranh chấp về thừa kế xảy ra ngày càng
nhiều.
Đề tài làm sáng tỏ những quy đ nh của
pháp luật hiện hành nhằm tìm ra những vướng mắc còn tồn tại trên thực tế và đề
xuất một số kiến ngh để sửa đổi luật nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về di sản
dùng vào việc thờ cúng.
Đạo hiếu trong giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay
Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận về đạo hiếu từ đó phân tích thực trạng giáo dục đạo hiếu ở nước ta hiện nay và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017
Quan điểm của C. Mác, F. Ănghen, V.I. Lênin về vấn đề xóa bỏ tư hữu
Vấn đề sở hữu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Thực tiễn trên 20 năm đổi mới đất nước cho thấy, nếu giải quyết tốt vấn đề sở hữu thì sẽ tạo động lực phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ , nâng cao đời sống nhân dân. Trong các tác phẩm của mình C. Mac, F. Awnghen, V.I. Lenin đã bàn rất nhiều đến vấn đề sở hữu, coi sở hữu là một quan hệ kinh tế - xã hội. Đồng thời các ông cũng cho rằng việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là một quá trình tất yếu của lịch sử. Các ông cũng không quên nhấn mạnh những điều kiện và khả năng để thực hiện quá trình đó. Trở về với quan điểm của các nhà kinh điển về sở hữu để hiểu đúng và vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/11126/4964
Kết quả tìm kiếm Sự thâm nhập của Nho giáo vào làng xã Việt Nam qua tư liệu hương ước
Hương ước là một khái niệm chung chỉ những quy ước của các cộng đồng làng xã. Những quy ước này được tuân thủ từ lâu đời và được văn bản hoá từ thế kỉ XV trở đi, khi xã trở thành đơn vị hànhc hinh cơ sở và làng xã được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Nho giáo thâm nhập vào làng xã trước hết qua các điều lệ trong khoán ước của làng liên quan đến răn bảo, thưởng phạt hành vi đạo đức. Tác giả chỉ ra rằng, mối liên hệ chặt chẽ của tầng lớp Nho sĩ với làng xã là cầu nối giúp Nho giáo thâm nhập vào làng xã.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19304
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19304
Tam giáo đồng nguyên thời Lý, Trần: Một giá trị đặc sắc của nền chính trị Việt Nam truyền thống
Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là ba tôn giáo có vị trí quan trọng, chi phối mạnh mẽ đến hệ tư tưởng văn hóa Việt Nam suốt một ngàn năm quân chủ chuyên chế. Và suốt dặm dài cả ngàn năm ấy mảnh đất Thăng Long - Hà Nội chính là nơi hình thành, chứng kiến các thăng trầm, biến đổi mạnh mẽ cũng như sự hòa kết giữa các tôn giáo đó mà ta vẫn gọi là “Tam giáo đồng nguyên”. Sự kết hợp nhuần nhuyễn, dung hợp giữa Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đã tạo nên một nền văn minh Đại Việt rực rỡ và tinh hoa. Đó là sự kết hợp của gam màu văn hóa dân gian với văn hóa bác học cung đình, sự hòa hợp giữa chính trị và đời sông tôn giáo tâm linh của mảnh đất Thượng đô muôn đời.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19601
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19601
Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017
Sử dụng mô hình cân đối liên ngành trong việc lựa chọn ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam
Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp nghèo, do đó không thể đầu tư tràn lan cho tất cả các ngành, lĩnh vực; vấn đề đặt ra là cần xác định đúng các ngành, lĩnh vực trọng điểm, cần được ưu tiên phát triển. Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam xác định việc lựa chọn ngành trọng điểm là cần thiết, từ đó đã có những văn bản xác định ngành trọng điểm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)