Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Suy ngẫm về chữ "Ngã" trong Phật giáo



"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứutìm hiểu. Nhưng Vô Ngã lại là vấn đề quan trọng trong giáo lý của Đạo Phật. Tại sao Đạo Phật lại chủ trương "Vô Ngã"?
Nếu nói Đức Phật chủ trương "Vô ngã" thì quả thật tội nghiệp cho Đức Phật không biết là ngần nào! Đã nhiều lần trong các Kinh điển Đức Phật thường nhắc đến "các Đức Phật trong ba đời cũng đều hộ trì như vậy". Đức Phật nói điều đó là muốn cho chúng sinh biết rằng con đường tiến đến quả vị Phật là con đường tự nhiên và tất yếu phải đi qua những giai đoạn như thế. Con đường tu và giác ngộ nó không khác trên căn bản, nhưng tùy theo tâm tính, cơ thể "bẩm sinh" mà mỗi con người thực hành một cách có khác, cho nên mỗi con người, mỗi chúng sinh gần như có mỗi một pháp môn khác nhau.

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Triết học:

Trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đoàn kết các dân tộc và những nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đoàn kết các dân tộc. Khái quát kết quả việc thực hiện chính sách đoàn kết các dân tộc ở nước ta trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả chính sách đoàn kết các dân tộc ở nước ta hiện nay.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36360

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Chính sách pháp luật vì sự phát triển bền vững

Từ việc nghiên cứu chính sách pháp luật về sự phát triển bền vững, tác giả đã làm sáng tỏ sự cần thiết của việc bảo đảm sự ổn định của các lợi ích xã hội, mối quan hệ giữa phát triển bền vững và đồng thuận xã hội, trong đó nhấn mạnh vấn đề bảo vệ quyền con người, cũng như vai trò của Nhà nước pháp quyền và các điều kiện kinh tế - xã hội của đồng thuận xã hội.

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Tìm hiểu về con đường xuất gia của những người nghèo khổ trong xã hội Ấn Độ ngày xưa


Trong xã hội Ấn Độ ngày xưa vấn đề giai cấp xã hội luôn luôn là tiêu chí để đánh giá nhân cách con người. Trong số các tầng lớp người thuộc dưới đáy xã hội thì những người Narti là một bộ phận dân cư luôn phải chịu mọi đắng cay, đói khát và bị chà đạp. Họ là nô tì trong gia đình giàu có hoặc lao động cật lực ngoài đồng ruộng hay làm các công việc lao khổ. Dường như mọi niềm tin và hy vọng của họ đã bị bóng đêm trần thế che lấp, thân phận của họ qua cõi hồng trần dường như để trả một món nợ oan nghiệp.

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54593

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

GIỮA NGÃ BA ĐƯỜNG: LIỆU ASEAN CÓ PHẢI LÀ LỰA CHỌN CHO VIỆT NAM TRONG TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG

Mục đích chính của bải viêt trả lời cho câu hỏ có phải ASEAN sẽ là lựa chọn của Việt Nam, trong bối cảnh cạnh tranh phức tạp về lợi ích ở Biển Đông hiện nay, chủ yếu là giữa ba chủ thể chính là Trung Quốc, Mỹ và ASEAN. Bài viết gồm 3 phần, trong đó phần một phân tích cạnh tranh quân sự Mỹ-Trung. Phần hai trình bày những cơ chế chính trong giải quyết xung đột của ASEAN. Phần ba phân tích thực tiễn giải quyết xung đột giữa các quốc gia của Hiệp hội. Phần bốn phân tíc gợi ý chính sách cho Việt Nam. Bài viết kết luận mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng ASEAN là lựa chọn tốt nhất của Vệt Nam trong xung đột ở biển đông hiện nay.

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cận đại : Luận văn ThS. Luật

Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta. Ngay từ khi thành lập và trong quá trình phát triển, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã và luôn là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật và luôn vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật cùng với Hiến pháp, các đạo luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các đạo luật về chính quyền địa phương đã được xây dựng và ban hành trên cơ sở các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992.